Bổ sung thử nghiệm EMS và An toàn Quang sinh học cho các thiết bị chiếu sáng LED kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023

Như chúng ta đã biết, yêu cầu kỹ thuật của QCVN 19:2019/BKHCN đối với các loại đèn LED như sau:

- Từ ngày 01/01/2021 phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ theo các tiêu chuẩn dưới đây.

  • TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014/ADMI:2017) và TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) tương ứng, tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho đèn điện LED thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động.
  • TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng.
  • TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.
  • TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018), tiêu chuẩn về EMI áp dụng cho tất cả các đèn LED thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn.

- Theo Thông tư số 01/2022/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 08/2019/BKHCN ngày 25 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kể từ ngày 01/01/2023 trở đi, bắt buộc phải bổ sung thử nghiệm EMS (IEC 61547:2009 Ed 2.0) và An toàn Quang sinh học (IEC 62471:2006) đối với các thiết bị chiếu sáng LED.

Các hạng mục test theo tiêu chuẩn IEC 61547:

Theo IEC/EN 62471, các chuyên gia đã nghiên cứu về tác động quang sinh học của đèn và hệ thống đèn điện trong dải bước sóng của ánh sáng đèn phát ra từ 200nm đến 300nm đến sức khỏe con người và nhận thấy rằng tùy vào cường độ mạnh, yếu hay thời gian phơi nhiễm dài hoặc ngắn mà có thể gây ra những tác động sinh học an toàn hay bất lợi đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, thử nghiệm An toàn Quang sinh học đối với các thiết bị chiếu sáng LED là cần thiết. Tuy nhiên, IEC 62471 hiện nay chưa được biên soạn sang Tiêu chuẩn Việt Nam cụ thể, Dt&C VINA xin đưa ra một số thông tin cơ bản để quý khách hàng tham khảo như sau:

Phạm vi áp dụng: Đèn và hệ thống đèn bao gồm cả đèn điện (bao gồm đèn LED, không bao gồm đèn Laser) trong dải bước sống từ 200nm đến 300nm.

Phân loại đèn theo IEC 62471:2006

Theo IEC 62471:2006, để phân loại mức độ rủi ro khi đánh giá nguy cơ quang sinh học do bức xạ đèn, Đèn LED được chia ra thành 2 nhóm: Đèn tạo sóng liên tục và Đèn xung.

Đèn tạo sóng liên tục/ Continuous wave lamps còn được hiểu là đèn sáng liên tục, được chia thành 4 nhóm:

a. Nhóm miễn trừ/ Exempt group

Nhóm miễn trừ là nhóm bóng đèn không gây ra bất kỳ nguy cơ quang sinh nào ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đáp ứng các yêu cầu sau:

Yêu cầu:

  • Không gây ra nguy hiểm hoạt hóa bởi tia cực tím (ES) trong vòng 8 giờ tiếp xúc (30000s),
  • Không gây ra nguy hiểm cận cực tím UV (EUVA) trong 1000s, (khoảng 16 phút)
  • Không gây ra nguy hiểm ánh sáng xanh lên võng mạc (LB) trong 10000s (khoảng 2,8 giờ),
  • Không gây ra nguy hiểm về nhiệt lên võng mạc (LR) trong vòng 10s,
  • Không gây ra nguy hiểm bức xạ hồng ngoại lên mắt (EIR) trong vòng 1000s.

Những loại đèn này nằm trong Nhóm miễn trừ. Ngoài ra, đèn phát ra bức xạ hồng ngoại không kích thích thị giác mạnh (tức là dưới 10 cd.m-2) và không gây nguy hiểm cận hồng ngoại cho võng mạc (LIR) trong vòng 1000 s cũng thuộc Nhóm Miễn trừ.

b. Nhóm rủi ro 1 (Rủi ro thấp)/ Risk Group 1 (Low-Risk)

Nhóm rủi ro 1 (hay còn gọi là nhóm rủi ro thấp) là nhóm đèn không gây nguy hiểm quang học trong giới hạn của hành vi bình thường. Yêu cầu này được đáp ứng đối với bất kỳ đèn nào vượt quá giới hạn của nhóm Miễn trừ nhưng không gây ra các nguy hiểm sau:

  • Không gây ra nguy hiểm hoạt hóa bởi tia cực tím (ES) trong vòng 10000s,
  • Không gây ra nguy hiểm cận cực tím UV (EUVA) trong vòng 300s,
  • Không gây ra nguy hiểm ánh sáng xanh lên võng mạc  (LB) trong vòng 100s,
  • Không gây ra nguy hiểm về nhiệt lên võng mạc (LR) trong vòng 10s,
  • Không gây ra nguy hiểm bức xạ hồng ngoại lên mắt (EIR) trong vòng 100s.

Những loại đèn này nằm trong Nhóm rủi ro 1 (Rủi ro thấp). Ngoài ra, đèn phát ra bức xạ hồng ngoại không có tác dụng kích thích thị giác mạnh (tức là dưới 10 cd.m-2) và không gây nguy hiểm cận hồng ngoại cho võng mạc (LIR) trong vòng 100 s cũng được xếp vào Nhóm rủi ro 1 (Rủi ro thấp).

c. Nhóm rủi ro 2 (Rủi ro trung bình)/ Risk Group 2 (Moderate-Risk)

Nhóm Rủi ro 2 (hay còn gọi là nhóm rủi ro mức độ trung bình) là nhóm đèn không gây nguy hiểm do phản ứng không mong muốn với nguồn sáng quá chói hoặc nhiệt độ khó chịu. Yêu cầu này được đáp ứng đối với bất kỳ đèn nào vượt quá giới hạn của Nhóm rủi ro 1/ Risk Group 1 nhưng không gây ra các nguy hiểm sau:

  • Không gây ra nguy hiểm hoạt hóa bởi tia cực tím (ES) trong vòng 1000s tiếp xúc,
  • Không gây ra nguy hiểm cận cực tím UV (EUVA) trong vòng 100s,
  • Không gây ra nguy hiểm ánh sáng xanh lên võng mạc  (LB) trong vòng 0,25s (phản ứng mẫn cảm),
  • Không gây ra nguy hiểm về nhiệt lên võng mạc (LR) trong vòng 0,25s (phản ứng mẫn cảm),
  • Không gây ra nguy hiểm bức xạ hồng ngoại lên mắt (EIR) trong vòng 10s.

Những loại đèn như vậy nằm trong Nhóm rủi ro 2 (Mức độ trung bình). Ngoài ra, đèn phát ra bức xạ hồng ngoại không có tác dụng kích thích thị giác mạnh (tức là dưới 10 cd.m-2) và không gây nguy hiểm cận hồng ngoại cho võng mạc (LIR) trong vòng 10 s thuộc Nhóm rủi ro 2 (Rủi ro trung bình).

d. Nhóm rủi ro 3 (Rủi ro cao)/ Risk Group 3 (High-Risk): là nhóm đèn có thể gây nguy hiểm ngay cả khi tiếp xúc tạm thời hoặc trong thời gian ngắn.

Đèn xung: Tiêu chí đèn xung phải áp dụng cho một xung đơn và cho bất kỳ nhóm xung nào trong vòng 0,25s. Một đèn xung phải được đánh giá ở mức tải năng lượng danh định cao nhất theo quy định của nhà chế tạo.

Việc xác định nhóm rủi ro của bóng đèn được thử nghiệm phải được thực hiện như sau:

  • Bóng đèn vượt quá giới hạn phơi nhiễm sẽ được phân loại là thuộc Nhóm rủi ro 3 (Rủi ro cao).
  • Đối với đèn xung đơn, bóng đèn có mức tiếp xúc bức xạ có trọng số hoặc liều bức xạ có trọng số thấp hơn EL sẽ được phân loại là thuộc Nhóm Miễn trừ.
  • Đối với bóng đèn phát xung lặp lại, bóng đèn có mức tiếp xúc bức xạ trọng số hoặc liều bức xạ trọng số thấp hơn EL, phải được đánh giá bằng cách sử dụng tiêu chí rủi ro sóng liên tục được thảo luận trong nhóm đèn Đèn tạo sóng liên tục – , sử dụng các giá trị trung bình theo thời gian của phát xạ xung.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ hotline: 0862619168 hoặc email: info@dtnc.vn để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Khách hàng đánh giá
    5.0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%

    Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

    Đánh giá và nhận xét

    Gửi nhận xét của bạn