Những điều cần biết về thử nghiệm mạng 5G đối với các thiết bị đầu cuối viễn thông, công nghệ thông tin

Trước tiên, bạn cần biết về mạng 5G là như thế nào? Tại sao mạng 5G ngày càng được phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đến vậy?

Những cải tiến mới như ô tô tự lái, “internet of things” (IoT) và thực tế ảo đang thúc đẩy sự thay đổi mô hình tiếp theo và 5G sẽ mang lại sự cải thiện theo cấp số nhân về băng thông và giảm độ trễ để hỗ trợ những tiến bộ này.

Hiện nay, con người yêu cầu hiệu suất tốt nhất khi nói đến công nghệ không dây. Những tiến bộ mới của 5G cho phép tốc độ nhanh hơn tới 100 lần so với kết nối di động hiện có và độ trễ trong phạm vi 1 mili giây, 5G thậm chí sẽ vượt qua khả năng hiện tại của cáp quang vật lý.

Dt&C VINA đã và đang chuẩn bị cho việc thử nghiệm mạng 5G này ra sao?

Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi thành công, các biện pháp thử nghiệm 5G đang được phát triển và cải tiến để đảm bảo hiệu suất 5G nhất quán mà người dùng cuối yêu cầu. Các công cụ, phần mềm, giao thức và phương pháp thực hành tổng hợp cần thiết cho tất cả các giai đoạn triển khai 5G tạo thành cốt lõi của lĩnh vực thử nghiệm 5G mới nổi.

Thử nghiệm 5G không chỉ có ý nghĩa xác minh tốc độ tải xuống nhanh như chớp, độ trễ siêu thấp và mật độ phủ sóng mở rộng. Thử nghiệm 5G đã trở thành yếu tố quyết định quan trọng cho tiềm năng 5G. Các giải pháp thử nghiệm đã nhanh chóng thích ứng với các trường hợp sử dụng phức tạp và các tiến bộ kiến trúc tổng thể bao gồm các phần tử mạng lõi, truyền tải, RAN và mạng cáp quang cùng một lúc. Điều này đòi hỏi công nghệ xác minh và mô phỏng tiên tiến trong phòng thí nghiệm thử nghiệm 5G có khả năng mở rộng để triển khai 5G đầy đủ tại hiện trường.

Chính vì vậy, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư của Dt&C VINA đã và đang được đào tạo chuyên sâu về 5G để có thể nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi vượt bậc này, đồng thời nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đối với việc sản xuất, xuất nhập khẩu các thiết bị sử dụng mạng 5G. Cơ sở vật chất phòng thử nghiệm 5G của Dt&C VINA cũng đang được tiến hành và sẽ sớm đi vào hoạt động.

Mạng 5G tại Việt Nam cần tuân theo những quy định, quy chuẩn kỹ thuật nào?

Tất cả các thiết bị có sử dụng mạng 5G đều cần phải chứng nhận hợp quy trước khi đưa vào thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế là mặc dù các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc đã được ban hành đối với 5G từ ngày 01/07/2022, nhưng cho đến nay chỉ có một số tổ chức, cá nhân được chứng nhận hợp quy cho thiết bị 5G hoặc 5G NR dù nhu cầu nhập khẩu rất lớn, song số lượng còn rất hạn chế và thời gian xử lý chứng nhận lâu hơn bình thường.

Căn cứ Thông tư 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm như sau:

  • Đối với thiết bị đầu cuối, trạm gốc mạng thông tin di động 5G, tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 để chứng nhận, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2022/BTTTT
  • Đối với thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G, tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hoặc của nhà sản xuất để chứng nhận, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 128:2021/BTTTT (yêu cầu kỹ thuật theo 3GPP TS 38.104 v15.12.0/ETSI TS 138 104 v15.12.0 hoặc phiên bản mới hơn và phương pháp đo theo 3GPP TS 38.141-1 v16.6.0/ETSI TS 138 141-1 v16.6.0, 3GPP TS 38.141-2 v16.6.0/ETSI TS 138 141-2 v16.6.0 hoặc phiên bản mới hơn; riêng đối với yêu cầu về hiệu năng tại mục 2.4 của QCVN 128:2021/BTTTT, được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất theo ITU-R M.2410-0).
  • Đối với thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G độc lập, tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hoặc của nhà sản xuất để chứng nhận, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 127:2021/BTTTT (yêu cầu kỹ thuật theo 3GPP TS 38.101-1 v16.7.0/ETSI TS 138 101-1 v16.7.0 hoặc phiên bản mới hơn và/hoặc 3GPP TS 38.101-2 v16.6.0/ETSI TS 138 101-2 v16.6.0 hoặc phiên bản mới hơn; và phương pháp đo theo 3GPP TS 38.521-1 v16.6.0/ETSI TS 138 521-1 v16.6.0 hoặc phiên bản mới hơn và/hoặc 3GPP TS 38.521-2 v16.5.0/ETSI TS 138 521-2 v16.5.0 hoặc phiên bản mới hơn - tối thiểu là kết quả đo kiểm/thử nghiệm với các phép thử được Diễn đàn chứng nhận toàn cầu (GCF) xác thực). Đối với thiết bị điện thoại di động 5G độc lập, phải đáp ứng tất cả các băng tần n1, n3, n28, n41; riêng với các băng tần n77, n78, tổ chức, cá nhân thực hiện cam kết bằng văn bản việc đã tuân thủ hoặc khả năng sẵn sàng kích hoạt ngay khi quy hoạch các băng tần này được phê duyệt.
  • Đối với thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G lai ghép, tổ chức, cá nhân được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hoặc của nhà sản xuất để chứng nhận, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 129:2021/BTTTT (yêu cầu kỹ thuật theo 3GPP TS 38.101-3 v16.8.0/ETSI TS 138 101-3 v16.8.0 hoặc phiên bản mới hơn; và phương pháp đo theo 3GPP TS 38.521-3 v16.8.0/ETSI TS 138 521-3 v16.8.0 hoặc phiên bản mới hơn - tối thiểu là kết quả đo kiểm/thử nghiệm với các phép thử được GCF xác thực). Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước và nước ngoài được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hoặc của nhà sản xuất để chứng nhận, công bố hợp quy theo QCVN 129:2021/BTTTT (yêu cầu kỹ thuật theo 3GPP TS 38.101-3 v16. 3.0/ETSI TS 138 101-3 v16.3.0 hoặc phiên bản mới hơn; và phương pháp đo theo 3GPP TS 38.521-3 v16.3.0/ETSI TS 138 521-3 v16.3.0 hoặc phiên bản mới hơn - tối thiểu là kết quả đo kiểm/thử nghiệm với các phép thử được GCF xác thực) đối với thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G lai ghép phát hành/cung cấp ra thị trường trước ngày 01/01/2022 khi có văn bản cam kết thiết bị hoạt động bình thường đối với các dịch vụ 5G được cung cấp tại Việt Nam. Đối với thiết bị điện thoại di động 5G lai ghép, phải đáp ứng tất cả các bộ băng tần kết hợp (trừ các tổ hợp DC_1_41, DC_28_41); riêng với các bộ băng tần kết hợp liên quan đến n77, n78, tổ chức, cá nhân thực hiện cam kết bằng văn bản việc đã tuân thủ hoặc khả năng sẵn sàng kích hoạt ngay khi quy hoạch các băng tần này được phê duyệt.

Xem thêm về các quy chuẩn QCVN 127:2021/BTTTT, QCVN 129:2021/BTTTT

Dt&C VINA có thể giúp gì cho bạn trong việc chứng nhận cho thiết bị 5G?

  • Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá sơ bộ hồ sơ tài liệu cần thiết cho việc thử nghiệm và chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.
  • Thử nghiệm các quy chuẩn liên quan: QCVN 127:2021/BTTTT, QCVN 129:2021/BTTTT, QCVN 18:2022/BTTTT
  • Đại điện cho khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy với chi phí tối ưu và phù hợp nhất.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Dt&C VINA qua email: info@dtnc.vn hoặc hotline: 0862.619.168

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Khách hàng đánh giá
    5.0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%

    Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

    Đánh giá và nhận xét

    Gửi nhận xét của bạn