[MIC] Dự thảo, tổng hợp ý kiến sửa đổi Thông tư 04/2023/TT-BTTTT

Với tình trạng khó khăn gặp phải của các doanh nghiệp hiện nay về việc hiểu và áp dụng đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, thiết bị công nghệ viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những cập nhật cụ thể về Thông tư 04/2023/TT-BTTTT sau khi tham khảo ý kiến từ một số doanh nghiệp.

Thông tin dự kiến ban đầu được đưa ra như sau:

1) Ý kiến 1: Một số QCVN mới ban hành năm 2023 (QCVN 55, 110, 111) quy định hiệu lực áp dụng từ 1/7/2024, kiến nghị cho phép doanh nghiệp được áp dụng sớm hơn.

Tiếp thu:

  • Từ thời điểm hiệu lực của Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 (dự kiến 15/05/2024) đến hết 30/6/2024: Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng theo QCVN phiên bản cũ hoặc theo QCVN phiên bản mới trong các hoạt động thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.
  • Kể từ 1/7/2024: Doanh nghiệp áp dụng QCVN phiên bản mới. Giấy CNHQ theo QCVN phiên bản cũ còn giá trị sử dụng đến hết thời hạn của giấy, bao gồm cả việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước theo QCVN phiên bản mới.

Ghi chú:

QCVN mới có các yêu cầu kỹ thuật phù hợp hơn với tình hình thực tiễn nên việc cho lựa chọn áp dụng QCVN cũ/mới sẽ đảm bảo quyền lợi của người sử dụng.

 

2) Ý kiến 2: Giấy chứng nhận hợp quy cho máy điện thoại di động 5G theo QCVN 127, 129 được cấp trước ngày 1/1/2024 có cần bổ sung kết quả đo kiểm với n77, n78?

Tiếp thu:

  • Giấy CNHQ cho máy điện thoại di động 5G theo QCVN 127, 129 được cấp trước ngày 1/1/2024 có giá trị hiệu lực đến hết thời hạn ghi trên giấy (doanh nghiệp không phải thực hiện bổ sung kết quả đo kiểm n77, n78)

=> Nội dung này thực hiện theo quy định, không có quy định tại Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04.

Ghi chú:

  • Thông tư 13/2023/TT-BTTTT quy hoạch băng tần n77, n78 cho 5G có hiệu lực từ 7/1/2024, do vậy từ thời điểm này các doanh nghiệp khi đo kiểm, chứng nhận hợp quy (model mới) đã được yêu cầu đo kiểm đầy đủ có n77, n78.
  • Trước 1/1/2024 các doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ n77, n78 trong hồ sơ chứng nhận hợp quy. QCVN 127, 129 không thay đổi, do vậy không áp dụng hồi tố với giấy chứng nhận đã cấp.

 

3) Ý kiến 3: Một số QCVN có yêu cầu kỹ thuật khó khăn khi đo kiểm (Ví dụ yêu cầu TRP, TRS, yêu cầu hiệu năng trạm gốc...)

Tiếp thu:

Quy định tại Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 không áp dụng các yêu cầu kỹ thuật này.

 

4) Ý kiến 4: Một số QCVN vẫn khó khăn trong đo kiểm điều kiện khắc nghiệt/tới hạn, đề nghị cho phép tiếp tục ngưng đo kiểm điều kiện khắc nghiệt/tới hạn.

Tiếp thu:

  • Tiếp tục quy định đo kiểm điều kiện khắc nghiệt/tới hạn đối với sản phẩm Wifi Access Point.
  • Ngưng điều kiện khắc nghiệt/tới hạn đối với các sản phẩm khác (thiết bị đầu cuối thông tin di động, thiết bị vô tuyến cự li ngắn, trạm BTS, trạm lặp...đã dừng ngưng hoặc đang ngưng theo TT10) đến hết ngày 30/6/2025.
  • Hết thời gian ngưng (kể từ 1/7/2025): Doanh nghiệp đã có CNHQ, CBHQ trong thời gian ngưng (ngưng theo TT10 và tiếp tục ngưng theo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04) phải CNHQ bổ sung về điều kiện khắc nghiệt/tới hạn, công bố hợp quy với đầy đủ QCVN.
  • Các hồ sơ đăng ký KTCL từ 1/1/2024 đến thời điểm Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 có hiệu lực được giải quyết theo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 (không phải đo kiểm, chứng nhận bổ sung điều kiện khắc nghiệt/tới hạn cho đến 1/7/2025)

Ghi chú:

  • Bộ TTTT đã rà soát năng lực đo kiểm, qua đó thấy năng lực đo kiểm các PTN trong nước đối với điều kiện khắc nghiệt/tới hạn còn hạn chế, đo kiểm tại PTN nước ngoài còn nhiều khó khăn và cần thêm thời gian thực hiện.
  • Tiếp tục yêu cầu đo kiểm khắc nghiệt/tới hạn đối với thiết bị Wifi Access Point: PTN trong nước có đủ năng lực đo, thiết bị có đặc thù sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt.
  • Tiếp tục ngưng đo kiểm điều kiện khắc nghiệt/tới hạn đối với các sản phẩm hàng hóa khác (đã được ngưng tại TT10) thêm 1 năm để PTN đầu tư năng lực đo kiểm. các doanh nghiệp chuẩn bị đo kiểm.

 

5) Ý kiến 5: Làm rõ hơn đối với quy định áp dụng QCVN đối với trạm gốc BTS 5G?

Tiếp thu:

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 quy định:

  • Các BTS 5G-1-C, 1-H dừng ngưng để áp dụng lại QCVN 128 (trừ điều kiện khắc nghiệt/tới hạn)
  • Các BTS 5G-1-O, 2-O dừng ngưng QCVN 128 và chuyển sang áp dụng QCVN 47 ngay tại thời điểm Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 có hiệu lực.
  • Bổ sung quy định tại Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04: Nhà nhập khẩu phải khai báo và cam kết về chủng loại BTS 5G (1-C, 1-H, 1-O, 2-O) trong hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Các BTS 5G hỗ trợ băng tần n77, n78 phải đo kiểm, chứng nhận hợp quy băng tần n77, n78 theo Phụ lục D của QCVN 128.

Ghi chú:

  • Cần đưa vào quản lý ngay các trạm BTS 5G trong bối cảnh Việt Nam triển khai thương mại hóa 5G.
  • Các BTS 5G 1-C, 1-H sẽ đo theo QCVn 128 và 18: Số chủng loại không lớn, năng lực đo kiểm trong nước (02 PTN: CVT, Viettel), nước ngoài (1 PTN: KR0032) đã sẵn sàng nên đảm bảo công suất đo kiểm.
  • Các BTS 5G loại 1-O, 2-O sẽ đo theo QCVN 47 và 18: Số chủng loại không lớn, năng lực đo kiểm theo QCVN 47 trong nước, nước ngoài đã sẵn sàng nên đảm bảo công suất đo kiểm.

 

6) Ý kiến 6: Làm rõ hơn đối với quy định áp dụng QCVN cho thiết bị hàng hải, vệ tinh?

Tiếp thu:

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 quy định:

  • Các thiết bị hàng hải, vệ tinh được kéo dài ngưng QCVN riêng đến hết 30/6/2025.
  • Áp dụng QCVN 47 ngay tại thời điểm TT có hiệu lực.

Ghi chú:

  • Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung TT04 gửi lấy ý kiến đã quy định áp dụng QCVN 47: tạm thời áp dụng QCVN 47 thay thế QCVN riêng để đảm bảo quản lý vấn đề an toàn trong thời gian ngưng.
  • Sản phẩm hàng hóa hàng hải, vệ tinh có số chủng loại nhỏ, nhiều PTN đo kiểm QCVN 47 (4 PTN trong nước, 7 PTN nước ngoài) công suất đo đảm bảo.
  • Ngưng áp dụng các QCVN riêng thêm 1 năm để phát triển năng lực đo kiểm.

 

7) Ý kiến 7: Đề nghị cho phép sử dụng 1 kết quả đo kiểm Module vô tuyến để chứng nhận hợp quy các loại thiết bị có tích hợp/ sử dụng cùng module vô tuyến này (cụ thể là module wifi trong TV).

Tiếp thu:

Dự kiến chưa cho phép sử dụng kết quả đo kiểm theo module vô tuyến để chứng nhận hợp quy cho các loại thiết bị sử dụng cùng module vô tuyến này (ví dụ module wifi trong TV).

Ghi chú:

  • Không thấy căn cứ/sở cứ đảm bảo module vô tuyến tích hợp/sử dụng trong thiết bị này khi tích hợp/sử dụng trong thiết bị khác sẽ có cùng ảnh hưởng về vô tuyến (do sử dụng tại các thiết bị chủ khác có thể thay đổi nguồn điện, thay đổi điều kiện hoạt động của module vô tuyến, dẫn đến ảnh hưởng vô tuyến khác nhau)
  • Kinh nghiệm quốc tế: Châu Âu không phê duyệt module vô tuyến.

 

8) Ý kiến 8: Xem xét miễn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa có thu - phát vô tuyến sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng.

Tiếp thu:

Dự kiến sửa đổi, bổ sung TT04: Bổ sung quy định miễn CNHQ, CBHQ đối với sản phẩm hàng hóa có thu - phát vô tuyến sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng.

  • Điều kiện được miễn: Chỉ một số loại sản phẩm có thu - phát vô tuyến nguy cơ mất an toàn thấp (thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện): các thiết bị vô tuyến cự li ngắn tích hợp trong máy tính cá nhân để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, tivi có công suất nhỏ hơn 60mW.
  • Số lượng được miễn: tới 3 sản phẩm
  • Thủ tục được miễn: quy định tương tự trường hợp sản phẩm hàng hóa được  miễn CNHQ, CBHQ tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT (sửa đổi).

Ghi chú:

  • Thiết bị không có thu phát vô tuyến sản xuất, nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sử dụng đã được miễn CNHQ, CBHQ theo quy định tại TT30 (sửa đổi).
  • Một số nước (Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Úc) có quy định miễn chứng nhận, công bố hợp quy khi nhập khẩu một số ít (ví dụ tới 3) thiết bị có nguy cơ gây mất an toàn thấp, cho sử dụng cá nhân và không nhằm mục đích đem bán.

 

9) Ý kiến 9: Vấn đề nhập khẩu thiết bị Wifi 6E, Wifi 7: là thiết bị vô tuyến cự li ngắn nhưng không có băng tần quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BTTTT nên không được phép sử dụng tại Việt Nam và không được thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy?

Tiếp thu:

Dự kiến sửa đổi, bổ sung TT04: Bổ sung tại TT quy định để thiết bị có wifi 6E, wifi 7 được CNHQ, CBHQ và được nhập khẩu, sử dụng tại Việt Nam với điều kiện doanh nghiệp phải cam kết tắt/không kích hoạt băng tần cho wifi 6E, wifi 7 cho đến khi TT08 được sửa đổi có quy hoạch băng tần cho wifi 6E, wifi 7.

  • Đối với thiết bị wifi độc lập đa băng, có băng trong quy hoạch, và có băng wifi 6F, wifi 7: Nhà sản xuất thiết bị wifi phải cam kết đã tắt băng wifi 6E, wifi 7 và người sử dụng không thể switch on nếu không có sự hỗ trợ của nhà sản xuất.
  • Đối với thiết bị host có tích hợp module wifi 6E, wifi 7: Nhà sản xuất thiết bị host phải cam kết đã tắt băng wifi 6E, wifi 7 và người sử dụng không thể switch on nếu không có sự hỗ trợ của nhà sản xuất.

Ghi chú:

  • Thông tư 08/2021/TT-BTTTT quy định về các thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép và điều kiện kèm theo: Không có băng tần quy định cho wifi 6E, wifi 7 (băng tần 5,9 GHz - 7,1 GHz) và do vậy không được phép sử dụng tại Việt Nam.
  • Thông tư 04/2023/TT-BTTTT quy định: Chỉ thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy khi thiết bị vô tuyến cự ly ngắn phù hợp về băng tần và điều kiện kỹ thuật, khai thác quy định tại TT08, tại Ghi chú (c) trong Phụ lục I, II.

 

10) Ý kiến 10: Chấp nhận kết quả đo kiểm theo chassis TV đối với QCVN 63:2020/BTTT về máy thu hình DVB-T2.

Tiếp thu:

Dự kiến sửa đổi, bổ sung TT04:

  • Làm rõ tại Thông tư định nghĩa về chassis
  • Bổ sung quy định: nếu dùng chung kết quả đo kiểm theo chassis thì hồ sơ công bố hợp quy cần bổ sung tài liệu gì (để khẳng định các TV dùng chung chassis)

Ghi chú:

Dự thảo lấy ý kiến đã có quy định chấp nhận kết quả đo kiểm theo chassis.

 

Chi tiết Thông tư 04 tham khảo tại đây.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận
    Khách hàng đánh giá
    5.0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%

    Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

    Đánh giá và nhận xét

    Gửi nhận xét của bạn