(1) Chứng nhận hợp quy CR cho an toàn điện, tương thích điện từ, quang sinh học theo Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, chi tiết như sau:
→ Phần an toàn điện và phần phát xạ điện từ EMI: bắt buộc áp dụng từ 01/01/2021.
→ Phần miễn nhiễm điện từ EMS và an toàn quang sinh học: bắt buộc áp dụng từ 01/01/2023.
(Căn cứ theo Quyết định số 183/QĐ-BKHCN ngày 22/05/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ, đính chính Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN và lộ trình áp dụng của Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN)
(2) Thử nghiệm và đáp ứng yêu cầu về hiệu suất năng lượng tối thiểu và Công bố nhãn năng lượng theo quy định tại Quyết định 04/2017/QD-TTg và Thông tư 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương (áp dụng đối với bóng LED E27, B22 và đèn LED hai đầu (tube LED) G5, G13).
(3) Đáp ứng yêu cầu về giới hạn hàm lượng kim loại độc hại (đối với bóng LED) theo quy định của Bộ Công thương tại Thông tư số 30/2011/TT-BCT.
(4) Đèn LED sử dụng trên phương tiện giao thông (đèn pha) cần phải chứng nhận hợp quy theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
(5) Đèn LED sử dụng cho công trình chiếu sáng (đèn LED chiếu sáng giao thông và chiếu sáng đô thị) và đèn LED sử dụng cho mục đích quảng cáo ngoài trời cần chứng nhận hợp quy theo quy định của Bộ Xây dựng.
Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/ND-CP và Quyết Định số 3810/QD-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho đèn LED nhập khẩu.
Danh mục các loại đèn LED, bóng LED, tube LED bắt buộc phải chứng nhận hợp quy (Tham khảo QCVN 19)
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định áp dụng đối với đèn LED bao gồm những gì?
Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN điều chỉnh lộ trình bắt buộc áp dụng chứng nhận hợp quy đèn LED.
Thông tư số 08/2019/TT-BTTTT của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2019/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2015) – áp dụng đối với bóng LED.
TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014 with AMD1:2017) : Yêu cầu chung đối với đèn điện LED.
TCVN 7722-2-x:2013 (IEC 60598-2-x): Yêu cầu riêng đối với từng loại đèn điện LED.
TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014): Yêu cầu đối với tube LED 2 đầu.
TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018): Yêu cầu về tương thích điện từ - phần phát xạ (bắt buộc áp dụng từ 01/01/2021).
IEC 61547:2009 Ed 2.0: Yêu cầu về tương thích điện từ - phần miễn nhiễm (bắt buộc áp dụng từ 01/01/2023).
IEC 62471:2006: Yêu cầu về quang sinh học (bắt buộc áp dụng từ 01/01/2023)
Quy trình, thủ tục, và hồ sơ tài liệu cần thiết để chứng nhận hợp quy đèn LED?
Các nhà sản xuất và công ty nhập khẩu có thể thực hiện chứng nhận hợp quy đèn LED theo phương thức chứng nhận 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) với các đặc điểm sau:
→ Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm
→ Giấy chứng nhận được cấp cho nhà sản xuất trong nước hoặc thương nhân nhập khẩu
→ Nhiều mã hiệu sản phẩm (model / type) có thể được liệt kê trên cùng một giấy chứng nhận
→ Trong một số trường hợp, kết quả thử nghiệm nước ngoài theo CB scheme có thể được chấp nhận để đánh giá chứng nhận hợp quy.
→ Chi phí chứng nhận phụ thuộc vào số lượng model trong cùng một lần nộp hồ sơ. Chứng nhận càng nhiều mã sản phẩm, đơn giá càng thấp.
Các tài liệu cần thiết để chứng nhận hợp quy đèn LED theo phương thức chứng nhận 1 bao gồm:
(1) Mẫu đơn đề nghị chứng nhận hợp quy
(2) Sản phẩm mẫu: 05 – 10 mẫu / model tuỳ theo loại đèn LED
(3) Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm
(4) Sơ đồ mạch PCB và danh mục linh kiện chính
(5) Kết quả thử nghiệm trong nước hoặc nước ngoài (nếu có)
Thử nghiệm và nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy cho đèn LED:
Các nhà sản xuất và tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thể liên hệ Dt&C Vina để thực hiện dịch vụ thử nghiệm và ủy quyền phụ trách đăng ký CNHQ.
Căn cứ theo QCVN 19:2019/BKHCN thì việc thử nghiệm bắt buộc phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định (phòng thử nghiệm trong nước), hoặc thừa nhận (phòng thử nghiệm CBTL). Năng lực, phạm vi thử nghiệm được chỉ định hoặc thừa nhận của phòng thử nghiệm phải bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng đối với sản phẩm.
Hiện nay Dt&C Vina là phòng thử nghiệm đã có chứng chỉ về CBTL và được chỉ định là phòng thử nghiệm có đầy đủ năng lực thử nghiệm và cung cấp báo cáo thử nghiệm cho đèn LED.
Thủ tục Công bố hợp quy:
Theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy sau khi quá trình chứng nhận hợp quy hoàn tất. Thủ tục công bố hợp quy được thực hiện như sau:
Đối với hàng hoá sản xuất trong nước: Sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy, nhà sản xuất (trong nước) làm thủ tục công bố hợp quy và nộp hồ sơ tại Chi cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành giấy Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.
Đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu: Thủ tục Công bố hợp quy được thực hiện thông qua quá trình đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước.
Hiệu suất năng lượng:
Căn cứ theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 04/2017/QD-TTg - Quy định danh mục phương tiện,thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện thì đèn LED bắt buộc phải đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng sau khi Công bố nhãn năng lượng tới cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công Thương kể từ ngày 01/01/2020.
Ngoài ra đèn LED còn phải Chứng nhận hợp quy an toàn điện, tương thích điện từ và quang sinh học theo QCVN 19:2019/BKHCN của Bộ KHCN. Để tìm hiểu thêm về chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN, vui lòng xem hướng dẫn của chúng tôi.
Căn cứ pháp luật về năng lượng áp dụng đối với đèn LED.
Quyết định số 04/2017/QD-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ - Quy định danh mục phương tiện,thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương - Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị do Bộ Công thương quản lý.
Quyết định số 4889/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ Công Thương - Công bố tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng cho đèn LED
TCVN 11843:2017 - Bóng đèn LED, đèn điện LED, và module LED - Phương pháp thử
TCVN 11844:2017 - Đèn LED - Hiệu suất năng lượng
Căn cứ theo phạm vi áp dụng của TCVN 11844:2017 và hướng dẫn tại Quyết định số 4889/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ Công Thương thì chỉ bắt buộc áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng cho đèn LED có ballast lắp liền có đầu đèn E27 và B22 cùng bóng đèn LED 2 đầu loại đầu đèn G5, G13 trong giai đoạn mới áp dụng hiệu suất năng lượng cho đèn LED.
Các hồ sơ cần thiết để Công bố nhãn năng lượng cho đèn LED:
- Mẫu Giấy công bố dán nhãn năng lượng
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
- Tài liệu minh chứng phòng thử nghiệm nước ngoài đủ điều kiện nếu kết quả thử nghiệm là do phòng thử nghiệm nước ngoài cung cấp
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
* Các lưu ý khi thực hiện thử nghiệm và Công bố nhãn năng lượng cho đèn LED
(1) Đèn LED phải có tuổi thọ công bố tối thiểu là 12.000 giờ.
(2) Nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp phân phối phải công bố thời hạn bảo hành.
(3) Cùng một mã/dòng sản phẩm nhưng có nhiệt độ màu khác nhau thì phải thử nghiệm và công bố nhãn năng lượng cho từng nhiệt độ màu.